NHA TRANG, GIỜ THỨ 25 !
Trang 1 trong tổng số 1 trang
NHA TRANG, GIỜ THỨ 25 !
Tháng 1/1975, tôi được lệnh từ Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang (TTHL/HQ/NT) về Sài Gòn theo học lớp Tham Mưu Cao Cấp tại Trung Tâm Huấn Luyện Bổ Túc Sài Gòn (TTHL/BT/SG). Đang học ngon lành đến khoảng giữa tháng 3/75, thì tình hình Vùng 1 và Vùng 2 Chiến Thuật bắt đầu đi vào giai đoạn bi đát sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra một số lệnh tiền hậu bất nhất. Ở Vùng 1, Trung tướng Ngô Quang Trưởng đã ra lệnh các vị Tư lệnh Sư đoàn phài tử thủ giữ lấy Huế và Đà Nẳng, rút cuộc TT Thiệu ra lệnh Tướng Trưởng phải bỏ chạy một cách âm thầm nhục nhã. Tôi không được tin tức gì về gia đình Ba Má và hai em ở Huế, lòng tôi nóng như lửa. Tôi liền xin vị Đại tá Giám đốc TTHL/BT/SG nghỉ phép 1 tuần để ra Đà Nẳng hay Huế đón Ba Má và các em tôi vào Sài Gòn. Tôi mua vé máy bay Sài Gòn-Nha Trang, định ghé Nha Trang thăm bà xã và con tôi, rồi từ đó lấy vé đi Đà Nẳng, vì tôi nghe tin Ba Má tôi đã chạy vào Đà Nẳng. Đến Nha Trang khoảng 26/3/75, tôi mới biết những chuyến bay của Hàng Không Việt Nam đi Đà Nẳng đã bị hủy bỏ, vì tình hình ngoài đó quá lộn xộn, dân chúng bắt đầu tìm mọi cách để thoát khỏi Đà Nẳng, nơi có Bộ chỉ huy của Quân đoàn 1 trú đóng. Tôi được tin sáng ngày 28/3 sẽ có một chiếc tàu của hãng Shell do môt người bạn của anh tôi làm Thuyền trưởng sẽ khởi hành đi Đà Nẳng. Tôi thức dậy thật sớm thuê xe xuống Cầu Đá, với hy vọng xin vị Thuyền trưởng quá giang về Đà Nẳng, nhưng rất tiếc tàu đã nhổ neo từ lúc nào. Lòng đầy thất vọng, tôi trở về nhà cha mẹ vợ ở đường Độc Lập, nhà tôi đang buồn ủ rũ nhưng khi thấy tôi mắt nàng bỗng sáng lên hỏi:
- Em tưởng anh đã trên đường ra Đà Nẳng rồi chứ, sao bây giờ trở về đây làm gì?
Tôi biết nhà tôi rất buồn nhưng không muốn nói ra, khi nghe tôi nhất quyết đi Đà Nẳng. Bây giờ thấy tôi trở về, chắc chắn lòng nàng phải vui lắm ! Tôi trả lời để an ủi nàng:
- Thấy em buồn, nên anh không đành đi đó thôi.
- Anh này được cái xạo là tài !
- Xin lỗi em, anh đã trể tàu. Như vậy em mới vừa lòng phải không?
- Sao anh cứ nghĩ xấu cho em hoài vậy mà không sợ tội? À, lúc anh vừa đi, thì anh Ninh đến cho biết Huế và Đà Nẳng đã mất rồi, thế nào Cọng Sản Bắc Việt cũng đánh lấy hết miền Trung cho đến Phan Thiết. Anh bảo: “Anh Mạnh phải tìm mọi cách đưa chị vào Sài Gòn gấp, đừng chần chờ gì nữa”.
Tôi nghe mà lòng đau như cắt, phải chăng vận nước đã đến hồi sắp kết thúc? Tôi bàn với bà xã nên tìm cách đưa mẹ vợ, đứa em trai út của nhà tôi và con trai của chúng tôi về Sài Gòn trước, sau đó sẽ tìm cách thuyết phục ông bố vợ cùng đi với chúng tôi. Vợ chồng tôi phóng xe lên Hàng Không Việt Nam để mua vé máy bay, nhìn cảnh tượng thiên hạ chen lấn nhau mua vé đi Sài Gòn làm chúng tôi cũng nản lòng. Nhưng không lẽ đến đây rồi mà trở về tay không, thế là chúng tôi đành nhảy đại vào vòng chiến. Vừa lúc đó, một anh Biệt động quân có lẽ mới chạy từ vùng Cao nguyên về đứng sát quầy vé rút chốt quả lưụ đạn và đưa lên cao khỏi đầu vừa dọa cô bán vé:
- Nếu không bán vé cho tôi, cô và những người ở đây sẽ được nếm mùi lựu đạn!
Mọi người bao quanh anh ta đều hoảng sợ vô cùng nên tìm cách chạy càng xa càng tốt. Tôi cũng sợ không kém, nhưng bằng một phản ứng tự nhiên, tôi kéo đầu bà xã nằm xuống với tôi sát đất mặc dầu bà xã đang có bầu cháu thứ hai độ vài tháng. Sau đó chúng tôi không còn đủ can đảm chen lấn vào mua vé nữa, bèn nhảy lên xe dọt lẹ về nhà.
Qua ngày sau, chúng tôi đến phòng vé thật sớm và mua được 3 vé máy bay rồi đưa bà mẹ vợ, chú em và con chúng tôi lên phi trường về Sài Gòn ngay trưa hôm đó. Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm một phần, nhưng làm sao thuyết phục đưọc ông già vợ bỏ nhà cửa và cả gia tài đồ sộ trên đường Độc Lập để theo chúng tôi về Sài Gòn quả là một chuyện khó.
Về nhà, chúng tôi ăn trưa còn lại ba người thật buồn tẻ, không ai nói với nhau một lời. Tôi vào lục kho và tìm thấy năm sáu chai bia Quân Tiếp Vụ, bèn đem ra cùng ông cụ nhâm nhi cho hết vì không biết còn cơ hôi nào hai chúng tôi, một già một trè, có thể cùng nhau ngồi nhậu như thế này. Khi rượu đã ngà ngà, tôi mới lễ phép thưa với ông:
- Thưa Cậu (1), chúng con nghe nói Huế và Đà Nẳng đã vào tay Việt Cộng từ hôm qua, tình hình Vùng 2 cũng không khá hơn. Mấy ngày hôm nay, dân chúng và quân nhân từ Pleiku, Phú Bổn đã di tản về Nha Trang khá nhiều. Bạn con cho biết không bao lâu nữa họ sẽ đánh lấy Nha Trang cho đến Phan Thiết. Chúng con biết nói như thế này Cậu sẽ không vui, nhưng thật lòng chúng con không thể bỏ Cậu ở lại một mình mà chạy về Sài Gòn. Nếu Cậu không đi, thì chúng con cũng xin ở lại với Cậu.
- Các con cứ yên chí về Sài Gòn, Cậu đã già rồi có ở lại một mình họ cũng không làm gì đâu mà sợ.
- Thưa Cậu, làm sao mà mình biết được những gì sẽ xẩy ra một khi Nha Trang thất thủ. Điều chúng con sợ nhất là tụi hôi của, một khi chúng vào nhà và thấy Cậu, chắc chắn chúng sẽ hại cậu để lấy hết của cải, vì lúc bấy giờ chỉ có luật rừng. Chỉ cần Cậu còn sống mạnh khỏe, sau này khi trở về Nha Trang, Cậu tạo lại cơ nghiệp mấy hồi. Xin Cậu hãy suy nghĩ kỷ cho chúng con nhờ, để sau này chúng con không phải ân hận. Nếu Cậu không đi, thì chúng con cũng nhất quyết ở lại cùng Cậu.
Sau mấy phút đắn đo suy nghĩ, ông cụ bèn tuyên bố:
- Thôi Cậu nghe lời khuyên của hai con, vì Cậu sợ anh Mạnh là quân nhân, chắc chắn Việt Cộng sẽ không tha.
Hai vợ chồng tôi mừng quá, bèn cùng ông cụ hồ hởi uống hết những chai bia còn lại, sau đó chúng tôi đến Hàng Không Việt Nam để mua vé. Cũng may hôm đó gặp người quen làm cho HKVN, nên họ đã mua giùm 3 vé về Sài Gòn mà không phải mất công chen lấn như mấy ngày trước.
Trưa ngày 30/3/75 ba người chúng tôi vào phi trường Nha Trang, sau khi ông cụ đã khóa cửa cẩn thận. Trên đường đi Duy Tân, xe cộ tấp nập vội vã, bóp còi inh ỏi, khác hẳn ngày thường, xe nào cũng chất đầy người và hành lý. Đến phi trường, nhìn thiên hạ đứng ngồi đầy cả trong phòng đợi, chúng tôi cảm thấy ái ngại tự hỏi chẳng biết có đi được hay không, sao mà đông quá vậy? Đúng 1 giờ trưa, tiếng cô tiếp viên trên máy vang lên:
- Xin mời tất cả hành khách có vé đi Sài Gòn, chuyến bay số ... hãy chuẩn bị lên tàu.
Cánh cửa sắt vừa hé mở, thì một làn sóng người đã ồ ạt xô nhau chạy ra chỗ phi cơ đang đậu cách xa hơn trăm mét. Ba chúng tôi cố gắng chạy theo sau, nhưng nhà tôi vì bụng bầu mà tay còn xách theo cái quạt máy, nên không làm sao chạy nhanh được. Khi chúng tôi đến gần thì máy bay đã đầy người, nên họ đóng cửa và cất cánh. Chúng tôi và những ngưòi khác đến trể chỉ còn nhìn bóng chiếc máy bay DC-6 khuất dạng trên bầu trời xanh nắng ấm, vừa thở hổn hển vừa thất vọng . Điều khôi hài, những người có vé như chúng tôi đều bị bỏ lại, trong khi những người không mua vế lại leo lên máy bay về Sài Gòn một cách ngon lành!
Ba người chúng tôi đã mệt lắm rồi và biết rằng sẽ không còn một chuyến bay nào nữa với tình trạng hỗn độn như thế này, nên quyết định ngủ lại phi trường qua đêm. Tối hôm đó, tôi cố gắng liên lạc được một người bạn đang làm sĩ quan Tiếp Liệu tại TTHL/HQ/NT để hỏi thêm tin tức. Anh cho biết hiện trung tâm đang chờ chiến hạm đến để di tản, tôi thật sự không còn hy vọng gì ở Hải quân vào giờ phút đó. Cả đêm ba chúng tôi đều không chợp mắt, ngồi nghe tiếng máy bay C-130 của Không Quân Việt Nam di tản gia đình của họ mà thấy buồn cho phận mình. Tôi thấy một gia đình Không quân độ 4-5 người trong đó có vị Trung tá, bên cạnh một đống hành lý đủ thứ kể cả một chú chó berger và một hệ thống âm nhạc điện tử tối tân, cũng đang ngồi đợi. Tình cờ nhà tôi nói chuyện với một cô gái trong gia đình mới nhận ra cô ta cùng học ở Trung Học Võ Tánh ngày trước, và được biết họ đang chờ trực thăng đến bốc, vì anh cô là Phi đoàn trưởng môt phi đoàn trực thăng ở Nha Trang. Tôi như kẻ vớ được phao, tiến đến chào vị Trung tá (lúc đó tôi mặc quân phục làm việc màu xanh) và xin ông ta cho ông già vợ đã 70 tuổi được quá giang về Sài Gòn. Ông lắc đầu từ chối với lý do tàu đầy hành khách. Trong cơn hoạn nạn, mới biết lòng người vàng thau. Nhìn những đồ vật lỉnh kỉnh của gia đình ông ta mang theo và con chó, tôi ngán ngẫm sự đời, ước gì mình là một trong những đồ vật của ông ta!
Khi vừng đông vừa ló dạng, số người đợi đêm hôm qua cũng vơi dần. Chúng tôi tuy không nói chuyện với nhau, nhưng đều mang cùng tâm trạng như nhau, đó là tâm trạng của kẻ bất lực và chán nản. Ngồi bên cạnh nghe tiếng thở vắn than dài của ông cụ làm lòng tôi chùn xuống, tôi thấy hối hận vì ông nghe theo lời của tôi mới ra cớ sự này! Vào khoảng độ 7 giờ sáng, bỗng một bóng hồng xuất hiện, rồi nghe tiếng nhà tôi kêu lên mừng rở:
- Chị M. L.! Chị M. L.!
Người đẹp đang hối hả đi qua phòng đợi, nhưng khi nghe tiếng kêu của nhà tôi thì ngừng lại ngay và tươi cười hòi:
- Á, em Cúc! Sao em còn ngồi đây? Chiếc máy bay của Esso đang chờ chị ngoài phi đạo, chị phải đi ngay!
- Xin chị cho Cậu em quá giang về Sài Gòn có được không?
- Được rồi, em cứ mời Cậu đi với chị là yên chí, chị sẽ đưa Cậu về tận nhà ở Sài Gòn!
Chúng tôi đưa Cậu và chị M. L. ra khỏi cửa phòng đợi và thấy một chiếc Cesna 2 động cơ đang nổ máy như chờ đợi ai. Khi chị và Cậu vừa bước lên, máy bay liền cất cánh.
Đúng là buồn ngủ mà gặp chiếu manh! Nhà tôi có bà chị họ sao tốt quá vậy. Sau này mới biết chuyện, có một ông Tây làm Giám Đốc Esso Nha Trang mê bà chị họ này lắm, mặc dầu biết bà đã có chồng con đàng hoàng, mà vẫn đem máy bay đến đón bà vì ông ta biết Nha Trang sắp sửa mất. Tình yêu quả thật kỳ diệu!
Đưa được ông cụ về Sài Gòn, vợ chồng chúng tôi như trút được phần nào gánh nặng. Còn lại hai chúng tôi dầu sao cũng dễ xoay xở hơn, mặc dầu thật sự lúc đó tôi không biết xoay xở như thế nào? Số người vào phi trường bây giờ càng lúc càng đông, đa số là những quân nhân Không Quân và gia đình họ. Các tin tức của những người mới đến cho biết, ngoài phố Nha Trang bây giờ loạn lắm rồi! Các tù nhân đã tự động bẻ khóa trốn thoát ra ngoài và đến từng nhà dọc theo đường phố bắn phá cửa sắt để vào hôi của, không còn ai có thể ngăn cản họ được nữa. Họ tự cho mình là “kẻ thế thiên hành đạo”, người nào cản đường sẽ bị giết không tha. Chúng tôi thầm cám ơn Trời Phật đã phù hộ cho ông cụ quyết định sáng suốt.
(Còn tiếp)
- Em tưởng anh đã trên đường ra Đà Nẳng rồi chứ, sao bây giờ trở về đây làm gì?
Tôi biết nhà tôi rất buồn nhưng không muốn nói ra, khi nghe tôi nhất quyết đi Đà Nẳng. Bây giờ thấy tôi trở về, chắc chắn lòng nàng phải vui lắm ! Tôi trả lời để an ủi nàng:
- Thấy em buồn, nên anh không đành đi đó thôi.
- Anh này được cái xạo là tài !
- Xin lỗi em, anh đã trể tàu. Như vậy em mới vừa lòng phải không?
- Sao anh cứ nghĩ xấu cho em hoài vậy mà không sợ tội? À, lúc anh vừa đi, thì anh Ninh đến cho biết Huế và Đà Nẳng đã mất rồi, thế nào Cọng Sản Bắc Việt cũng đánh lấy hết miền Trung cho đến Phan Thiết. Anh bảo: “Anh Mạnh phải tìm mọi cách đưa chị vào Sài Gòn gấp, đừng chần chờ gì nữa”.
Tôi nghe mà lòng đau như cắt, phải chăng vận nước đã đến hồi sắp kết thúc? Tôi bàn với bà xã nên tìm cách đưa mẹ vợ, đứa em trai út của nhà tôi và con trai của chúng tôi về Sài Gòn trước, sau đó sẽ tìm cách thuyết phục ông bố vợ cùng đi với chúng tôi. Vợ chồng tôi phóng xe lên Hàng Không Việt Nam để mua vé máy bay, nhìn cảnh tượng thiên hạ chen lấn nhau mua vé đi Sài Gòn làm chúng tôi cũng nản lòng. Nhưng không lẽ đến đây rồi mà trở về tay không, thế là chúng tôi đành nhảy đại vào vòng chiến. Vừa lúc đó, một anh Biệt động quân có lẽ mới chạy từ vùng Cao nguyên về đứng sát quầy vé rút chốt quả lưụ đạn và đưa lên cao khỏi đầu vừa dọa cô bán vé:
- Nếu không bán vé cho tôi, cô và những người ở đây sẽ được nếm mùi lựu đạn!
Mọi người bao quanh anh ta đều hoảng sợ vô cùng nên tìm cách chạy càng xa càng tốt. Tôi cũng sợ không kém, nhưng bằng một phản ứng tự nhiên, tôi kéo đầu bà xã nằm xuống với tôi sát đất mặc dầu bà xã đang có bầu cháu thứ hai độ vài tháng. Sau đó chúng tôi không còn đủ can đảm chen lấn vào mua vé nữa, bèn nhảy lên xe dọt lẹ về nhà.
Qua ngày sau, chúng tôi đến phòng vé thật sớm và mua được 3 vé máy bay rồi đưa bà mẹ vợ, chú em và con chúng tôi lên phi trường về Sài Gòn ngay trưa hôm đó. Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm một phần, nhưng làm sao thuyết phục đưọc ông già vợ bỏ nhà cửa và cả gia tài đồ sộ trên đường Độc Lập để theo chúng tôi về Sài Gòn quả là một chuyện khó.
Về nhà, chúng tôi ăn trưa còn lại ba người thật buồn tẻ, không ai nói với nhau một lời. Tôi vào lục kho và tìm thấy năm sáu chai bia Quân Tiếp Vụ, bèn đem ra cùng ông cụ nhâm nhi cho hết vì không biết còn cơ hôi nào hai chúng tôi, một già một trè, có thể cùng nhau ngồi nhậu như thế này. Khi rượu đã ngà ngà, tôi mới lễ phép thưa với ông:
- Thưa Cậu (1), chúng con nghe nói Huế và Đà Nẳng đã vào tay Việt Cộng từ hôm qua, tình hình Vùng 2 cũng không khá hơn. Mấy ngày hôm nay, dân chúng và quân nhân từ Pleiku, Phú Bổn đã di tản về Nha Trang khá nhiều. Bạn con cho biết không bao lâu nữa họ sẽ đánh lấy Nha Trang cho đến Phan Thiết. Chúng con biết nói như thế này Cậu sẽ không vui, nhưng thật lòng chúng con không thể bỏ Cậu ở lại một mình mà chạy về Sài Gòn. Nếu Cậu không đi, thì chúng con cũng xin ở lại với Cậu.
- Các con cứ yên chí về Sài Gòn, Cậu đã già rồi có ở lại một mình họ cũng không làm gì đâu mà sợ.
- Thưa Cậu, làm sao mà mình biết được những gì sẽ xẩy ra một khi Nha Trang thất thủ. Điều chúng con sợ nhất là tụi hôi của, một khi chúng vào nhà và thấy Cậu, chắc chắn chúng sẽ hại cậu để lấy hết của cải, vì lúc bấy giờ chỉ có luật rừng. Chỉ cần Cậu còn sống mạnh khỏe, sau này khi trở về Nha Trang, Cậu tạo lại cơ nghiệp mấy hồi. Xin Cậu hãy suy nghĩ kỷ cho chúng con nhờ, để sau này chúng con không phải ân hận. Nếu Cậu không đi, thì chúng con cũng nhất quyết ở lại cùng Cậu.
Sau mấy phút đắn đo suy nghĩ, ông cụ bèn tuyên bố:
- Thôi Cậu nghe lời khuyên của hai con, vì Cậu sợ anh Mạnh là quân nhân, chắc chắn Việt Cộng sẽ không tha.
Hai vợ chồng tôi mừng quá, bèn cùng ông cụ hồ hởi uống hết những chai bia còn lại, sau đó chúng tôi đến Hàng Không Việt Nam để mua vé. Cũng may hôm đó gặp người quen làm cho HKVN, nên họ đã mua giùm 3 vé về Sài Gòn mà không phải mất công chen lấn như mấy ngày trước.
Trưa ngày 30/3/75 ba người chúng tôi vào phi trường Nha Trang, sau khi ông cụ đã khóa cửa cẩn thận. Trên đường đi Duy Tân, xe cộ tấp nập vội vã, bóp còi inh ỏi, khác hẳn ngày thường, xe nào cũng chất đầy người và hành lý. Đến phi trường, nhìn thiên hạ đứng ngồi đầy cả trong phòng đợi, chúng tôi cảm thấy ái ngại tự hỏi chẳng biết có đi được hay không, sao mà đông quá vậy? Đúng 1 giờ trưa, tiếng cô tiếp viên trên máy vang lên:
- Xin mời tất cả hành khách có vé đi Sài Gòn, chuyến bay số ... hãy chuẩn bị lên tàu.
Cánh cửa sắt vừa hé mở, thì một làn sóng người đã ồ ạt xô nhau chạy ra chỗ phi cơ đang đậu cách xa hơn trăm mét. Ba chúng tôi cố gắng chạy theo sau, nhưng nhà tôi vì bụng bầu mà tay còn xách theo cái quạt máy, nên không làm sao chạy nhanh được. Khi chúng tôi đến gần thì máy bay đã đầy người, nên họ đóng cửa và cất cánh. Chúng tôi và những ngưòi khác đến trể chỉ còn nhìn bóng chiếc máy bay DC-6 khuất dạng trên bầu trời xanh nắng ấm, vừa thở hổn hển vừa thất vọng . Điều khôi hài, những người có vé như chúng tôi đều bị bỏ lại, trong khi những người không mua vế lại leo lên máy bay về Sài Gòn một cách ngon lành!
Ba người chúng tôi đã mệt lắm rồi và biết rằng sẽ không còn một chuyến bay nào nữa với tình trạng hỗn độn như thế này, nên quyết định ngủ lại phi trường qua đêm. Tối hôm đó, tôi cố gắng liên lạc được một người bạn đang làm sĩ quan Tiếp Liệu tại TTHL/HQ/NT để hỏi thêm tin tức. Anh cho biết hiện trung tâm đang chờ chiến hạm đến để di tản, tôi thật sự không còn hy vọng gì ở Hải quân vào giờ phút đó. Cả đêm ba chúng tôi đều không chợp mắt, ngồi nghe tiếng máy bay C-130 của Không Quân Việt Nam di tản gia đình của họ mà thấy buồn cho phận mình. Tôi thấy một gia đình Không quân độ 4-5 người trong đó có vị Trung tá, bên cạnh một đống hành lý đủ thứ kể cả một chú chó berger và một hệ thống âm nhạc điện tử tối tân, cũng đang ngồi đợi. Tình cờ nhà tôi nói chuyện với một cô gái trong gia đình mới nhận ra cô ta cùng học ở Trung Học Võ Tánh ngày trước, và được biết họ đang chờ trực thăng đến bốc, vì anh cô là Phi đoàn trưởng môt phi đoàn trực thăng ở Nha Trang. Tôi như kẻ vớ được phao, tiến đến chào vị Trung tá (lúc đó tôi mặc quân phục làm việc màu xanh) và xin ông ta cho ông già vợ đã 70 tuổi được quá giang về Sài Gòn. Ông lắc đầu từ chối với lý do tàu đầy hành khách. Trong cơn hoạn nạn, mới biết lòng người vàng thau. Nhìn những đồ vật lỉnh kỉnh của gia đình ông ta mang theo và con chó, tôi ngán ngẫm sự đời, ước gì mình là một trong những đồ vật của ông ta!
Khi vừng đông vừa ló dạng, số người đợi đêm hôm qua cũng vơi dần. Chúng tôi tuy không nói chuyện với nhau, nhưng đều mang cùng tâm trạng như nhau, đó là tâm trạng của kẻ bất lực và chán nản. Ngồi bên cạnh nghe tiếng thở vắn than dài của ông cụ làm lòng tôi chùn xuống, tôi thấy hối hận vì ông nghe theo lời của tôi mới ra cớ sự này! Vào khoảng độ 7 giờ sáng, bỗng một bóng hồng xuất hiện, rồi nghe tiếng nhà tôi kêu lên mừng rở:
- Chị M. L.! Chị M. L.!
Người đẹp đang hối hả đi qua phòng đợi, nhưng khi nghe tiếng kêu của nhà tôi thì ngừng lại ngay và tươi cười hòi:
- Á, em Cúc! Sao em còn ngồi đây? Chiếc máy bay của Esso đang chờ chị ngoài phi đạo, chị phải đi ngay!
- Xin chị cho Cậu em quá giang về Sài Gòn có được không?
- Được rồi, em cứ mời Cậu đi với chị là yên chí, chị sẽ đưa Cậu về tận nhà ở Sài Gòn!
Chúng tôi đưa Cậu và chị M. L. ra khỏi cửa phòng đợi và thấy một chiếc Cesna 2 động cơ đang nổ máy như chờ đợi ai. Khi chị và Cậu vừa bước lên, máy bay liền cất cánh.
Đúng là buồn ngủ mà gặp chiếu manh! Nhà tôi có bà chị họ sao tốt quá vậy. Sau này mới biết chuyện, có một ông Tây làm Giám Đốc Esso Nha Trang mê bà chị họ này lắm, mặc dầu biết bà đã có chồng con đàng hoàng, mà vẫn đem máy bay đến đón bà vì ông ta biết Nha Trang sắp sửa mất. Tình yêu quả thật kỳ diệu!
Đưa được ông cụ về Sài Gòn, vợ chồng chúng tôi như trút được phần nào gánh nặng. Còn lại hai chúng tôi dầu sao cũng dễ xoay xở hơn, mặc dầu thật sự lúc đó tôi không biết xoay xở như thế nào? Số người vào phi trường bây giờ càng lúc càng đông, đa số là những quân nhân Không Quân và gia đình họ. Các tin tức của những người mới đến cho biết, ngoài phố Nha Trang bây giờ loạn lắm rồi! Các tù nhân đã tự động bẻ khóa trốn thoát ra ngoài và đến từng nhà dọc theo đường phố bắn phá cửa sắt để vào hôi của, không còn ai có thể ngăn cản họ được nữa. Họ tự cho mình là “kẻ thế thiên hành đạo”, người nào cản đường sẽ bị giết không tha. Chúng tôi thầm cám ơn Trời Phật đã phù hộ cho ông cụ quyết định sáng suốt.
(Còn tiếp)
minhsn12- Tổng số bài gửi : 3322
Join date : 26/12/2012
Age : 85
Đến từ : USA
Tiếp Theo
Đến trưa, Hàng Không Việt Nam ở Sài Gòn đã cử một toán nhân viên ra Nha Trang để thiết lập lại đường bay Nha Trang-Sai Gòn. Chúng tôi lại mua vé một lần nữa, nhưng rốt cuộc cũng không leo lên được máy bay. Thật sự chỉ những người trẻ nhanh chân, dầu không mua vé cũng có thể đi được, vì máy bay không dám ngừng nhưng chạy chầm chậm ngoài phi đạo để đón hành khách. Khoảng 3-4 giờ chiều, phi trường trở nên yên tĩnh, không nghe tiếng máy bay đáp hay cất cánh như thường ngày. Vẫn còn hàng mấy trăm người đứng rải rác ngoài phòng đợi hướng về phi đạo như đang chờ một phép lạ. Gần phi đạo chỉ còn một chiếc C-130 nằm im lìm, tôi hỏi thăm mấy anh Không Quân mới biết chiếc phi cơ này bất khiển dụng. Bỗng nhiên thấy mọi người chạy ùn ùn về hướng chiếc C-130, vợ chồng chúng tôi cũng theo họ, chẳng hiểu ất giáp gì nhưng vẫn hy vọng biết đâu có phép lạ. Đứng gần chiếc C-130 là một vị Thiếu tá Không Quân mặc quân phục bay, tay phải cầm một khẩu Colt đưa lên khỏi đầu và dõng dạc nói:
- Xin đồng bào hãy nghe tôi nói, chỉ có đàn bà và con nít sẽ được lên máy bay trước, sau đó mới đến lược các ông. Vị nào không tuân lệnh, tôi sẽ bắn bỏ!
Đúng là phép lạ! Mới mấy phút trước đây, anh phi công C-130 tuyên bố máy bay bất khiển dụng, sao bây giờ lại cho hành khách đi quá giang. Thôi thì một liều ba bảy cũng liều, còn nước còn tát. Tôi khuyên nhà tôi cứ lên máy bay trước đi vì đây là cơ hội cuối cùng, phần tôi một mình ở lại sẽ xoay xở dễ hơn. Nhà tôi không chịu, cứ dùng dằng không muốn đi, tôi đẩy nhà tôi tới trước vì lúc này ai cũng dành nhau lên tàu, số ngưòi thì đông mà chỗ ngồi lại có hạn. May thay, một anh Không Quân đã cầm tay nhà tôi và kéo lên cầu thang máy bay. Khoảng 200 người chen chúc nhau, đa số là đàn bà con nít và môt số các anh Không Quân độc thân lên đầy chiếc C-130, rồi họ đóng cửa và cất cánh. Không ai biết máy bay sẽ về đâu? Phan Thiết, Vũng Tàu hay Sài Gòn? Chính tôi cũng chẳng để ý, miễn sao nhà tôi rời khỏi Nha Trang lúc đó quả là một phép lạ rồi. Mãi gần 10 năm sau, nhân một buổi ăn trưa với bạn bè cùng sở tại một quán ăn Việt Nam ở Long Beach, Cali., tôi tình cờ gặp lại vị Thiếu Tá Không Quân ngày nào, bây giờ trông mập mạp và trắng trẻo nhưng già hơn xưa. Vị này cho tôi biết, hồi đó anh ta làm phi đoàn trưởng phi đoàn phản lực cơ A-37 ở Phù Cát, Bình Định. Về Nha Trang những ngày tháng cuối cùng với hai bàn tay trắng, anh không có phương tiện đưa bà xã về Sài Gòn. Thấy chiêc C-130 nằm ụ mà phi hành đoàn vẫn sẵn sàng ở đó, anh đâm ra nghi ngờ nên mới nghĩ ra cái trò cướp máy bay để cứu vợ và cứu luôn gần 200 người đàn bà và con nít. Bây giờ tôi mới có dịp cám ơn anh, nhờ thế mà bà xã tôi về được Sài Gòn an toàn vào buổi chiều ngày 31-3-1975.
Tôi và hơn cả trăm người bị bỏ lại đành tan hàng, gương mặt họ đầy thất vọng vì biết rằng khó thể có cơ hội nào khác nữa. Riêng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì bà xã đã rời được Nha Trang nhờ một phép lạ. Tôi tự nghĩ, vạn nhất nếu tôi không còn cách nào về được Sài Gòn và bị Việt Cộng bắt, tôi sẽ khai mình hành nghề gỏ đầu trẻ, chứ tuyệt đối không bao giờ khai là một sĩ quan Hải quân. Tôi đang đi lang thang thì bỗng gặp hai anh và một cô nhân viên của Hàng Không Việt Nam (HKVN) từ Sài Gòn ra Nha Trang để thiết lập lại đường bay cách đây độ bốn năm tiếng đồng hồ nhưng thất bại, bây giờ họ cũng thất thế như tôi. Tôi bèn chào hỏi họ một cách thân mật:
- Tại sao các anh chị giờ này còn ở đây? Vô lý Hàng Không Việt Nam không đem máy bay ra đón các anh chị?
- Tụi tôi đang đi tìm điện thoại để liên lạc về Sài Gòn, anh có biết ở đâu có điện thoại hay không?
- Tôi nghĩ ở đây không có điện thoại liên lạc được với Sài Gòn, có lẽ các anh chị hãy đến khu Hàng Không Air America của Mỹ cũng gần đây thôi.
Nghe tôi đề nghị như vậy, họ như mở cờ trong bụng và rủ tôi cùng đi cho vui. Tôi đang buồn ngủ mà gặp chiếu manh, nên vui vẻ đi theo họ nhưng không có ý định gì. Tất cả bốn người chúng tôi leo lên một xe Pickup, không biết họ mượn đâu ra khi đến Nha Trang. Họ lái thẳng lên khu Air America, cách xa khu HKVN độ một cây số nhưng cũng nằm trong khu vực phi trường Nha Trang. Những nhân viên này là những người trẻ, nên khi họ biết tôi là một sĩ quan Hải quân, họ ăn nói rất vui vẻ và tự nhiên. Đến phi trường Air America, một anh nhảy xuống xe để vào mượn điện thoại liên lạc với HKVN ở Sài Gòn, chúng tôi còn lại ngồi chờ ngoài xe. Nhìn cảnh phi trường của Air America thật náo nhiệt, số người chờ đợi lên máy bay Mỹ còn đông gấp năm sáu lần ở khu HKVN trước đây mấy phút. Đúng ra máy bay này chỉ dành cho nhân viên tòa Lảnh Sự Hoa Kỳ hay những người làm việc cho các cơ quan Hoa Kỳ và gia đình của họ để di tản hay đi công tác về Sài Gòn, nhưng không hiểu sao số người Việt Nam đánh hơi được lại đến đây chờ đợi đông như vậy. Tôi tự hỏi làm sao Air America có thể bốc hết số người đó trong đêm nay, vì chắc chắn không còn ngày mai. Độ 15 phút sau, anh trở lại xe và cho biết đã liên lạc được rồi, khoảng 6 giờ chiều sẽ có một chiếc DC-3 hai động cơ ra đón họ, anh ta còn dặn kỷ tiêu lệnh:
- Các bạn nên nhớ máy bay không ngừng lại, mà vẫn taxi ngoài phi đạo, chúng ta phải nhảy lên gấp, sau đó họ đóng cửa là takeoff ngay. Các bạn phải tuyệt đối giữ bí mật điều này...
Nghe xong cái tiêu lệnh kỳ quái này của anh nhân viên HKVN, thật sự tôi mừng muốn đứng tim. Tôi quả là con người may mắn đến giờ phút thứ 25!
Chúng tôi lại nhảy lên xe Pickup và trở về khu HKVN. Từ đây tôi luôn luôn bám sát những người bạn mới này, không rời xa nửa bước vì họ là niềm hy vọng cuối cùng của tôi. Bây giờ tôi thấy một số xe tăng M113 của Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa đang bao vây quanh hàng rào phi trường. Tôi có cảm tưởng họ sắp hành động một cái gì trước khi bỏ lại Nha Trang cho Việt Cộng. Khoảng hơn 6 giờ chiều, chúng tôi nghe tiếng động cơ máy bay mỗi lúc một rõ từ huớng phi trường Air America, sau đó bóng dáng chiếc DC-3 hiện rõ dần và đang quần quanh phi trường để chuẩn bị đáp xuống. Chúng tôi như ngầm hiểu, không ai nói với ai một lời, chỉ việc nhắm mắt chạy ra ngoài phi đạo. Đến nơi đúng lúc chiếc máy bay vừa đáp xuống đang chạy chầm chậm và cửa vừa hé mở, chúng tôi bốn người và có thêm độ sáu bảy anh Không Quân đánh hơi chạy theo chúng tôi cùng nhảy lên tàu. Sau đó cửa đóng lại và máy bay rú ga rồi cất cánh, để lại dưới phi trường hàng trăm người ngơ ngác nhìn lên trời, không biết có cuộc "hành quân" kỳ lạ chỉ bốc một số ít người đặc biệt rồi bay đi.
Tôi ngồi trên máy bay mà đầu óc cứ quanh quẩn nghĩ đến nhà tôi, không biết giờ này bà xã đang ở đâu, Phan Thiết, Vũng Tàu hay Sài Gòn? Nếu nhà tôi không về được Sài Gòn, làm sao tôi ăn nói với Cậu Mạ của nàng? Nhìn quanh phòng hành khách thật rộng rãi, một chiếc DC-3 có thể chứa ít nhất 30-40 người, nhưng chỉ đón hơn 10 hành khách thật là phí của trời! Nghĩ lại thật tội nghiệp cho những người còn kẹt lại ở phi trường Nha Trang giờ này, nhưng tôi chẳng giúp ích gì được cho họ, vì ngay bản thân tôi trong hai ngày qua cũng không chắc đi được. Mệt quá sau một đêm mất ngủ, tôi thiếp đi lúc nào không biết, mãi đến khi nghe tiếng bánh xe chạm đất tôi mới tỉnh dậy và biết máy bay đang đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, nhìn đồng hồ thì đã hơn 7 giờ tối. Xe bus HKVN chờ đón đưa tất cà chúng tôi hơn 10 hành khách và phi hành đoàn về văn phòng của HKVN trên đường Lê Lợi (trạm xe lửa cũ). Một cảnh đón tiếp những nhân viên HKVN và phi hành đoàn về từ Nha Trang thật ngoạn mục, tất cả nhân viên tại đó đến bắt tay và chúc mừng từng người một, kể cả tôi là người ăn ké cũng được vui lây, điều này cho tôi thấy rõ cái tình nghĩa sâu đậm của anh chị em nhân viên HKVN. Sau đó là chầu cắt bánh ngọt và khui champagne để mừng sự trở về bình an của tất cả mọi người. Chúng tôi được mời ăn bánh và uống rượu thoải mái. Hiện diện hôm đó còn có một vài ký giả của các nhật báo lớn ở Sài Gòn. Họ phỏng vấn những nhân viên HKVN, xem như những người hùng trở về từ cõi chết, tưởng chừng không bao giờ gặp lại gia đình và bạn bè ở Sài Gòn.
Lòng tôi đang nôn nóng, không biết bà xã an nguy thế nào nên tôi chỉ ăn bánh qua loa rồi cám ơn tất cả mọi người và ra lấy xe Taxi về nhà ông bà gia trên đường Trần Quốc Toản gần Việt Nam Quốc Tự, mặc dầu không còn một đồng xu dính túi. Tôi đến nhà khoảng hơn 8 giờ tối, cửa trước nhà đã khóa kỷ. Tôi đập mạnh vào cánh cửa sắt nhiều lần, mới có người trong nhà ra mở cửa. Tôi vừa bước vào nhà, thấy mọi người đang quây quần ăn cơm vui vẻ, bỗng tất cả ngừng ăn và miệng há hốc nhìn tôi, bởi ai cũng đinh ninh tôi không thể nào về được Sài Gòn. Qua những tin tức báo chí, truyền thanh và truyền hình trong ngày hôm đó thì Nha Trang xem như hoàn toàn bỏ ngõ để chờ Việt Cộng vào. Tôi nghe nói TTHL/HQ/NT cũng di tản vào đêm đó trên chiến hạm HQ 406 neo trong vịnh Nha Trang, dân chúng chen lấn nhau ở Cầu Đá gây nên một cảnh hỗn độn không thể tả, có người rớt xuống biển chết...
Mấy giây sau, tôi mới nghe tiếng nhà tôi và mấy cô em cùng la lên:
-Ồ anh Mạnh về thật!!! Thế mà chúng em cứ tưởng anh là ma hiện về...
Tôi thấy đôi mắt nhà tôi sáng lên nhưng rồi một it nước mắt trào ra ở khóe mi, cố dấu nỗi vui mừng tràn ngập cả tâm hồn trước mặt đông đủ mọi người trong gia đình. Lòng tôi cũng rung lên một niêm hạnh phúc vô biên vì thấy nhà tôi và con tôi ngồi đó giữa những người thân yêu. Tôi trả lời vừa khôi hài:
- Anh chưa chết đâu mà sợ, số anh còn nặng nợ !
- Đúng số anh còn nặng nợ, em không ngờ anh có thể về đến Sài Gòn giờ này. Hồi chiều, khi anh đẩy em lên chiếc C-130, quả tình em linh cảm sẽ không bao giờ gặp lại anh, sau đó em đã dò hỏi mấy anh trong phi hành đoàn họ đều quả quyết không còn máy bay quân sự hay dân sự nào đi Sài Gòn vào giờ phút đó. Vậy thì anh về bằng cách nào mà tài thế?
- Anh về bằng cái miệng của anh, nói đùa...anh về bằng máy bay của HKVN đàng hoàng.
- Anh lại xạo rồi! Giờ đó làm gì còn máy bay của HKVN?
- Chuyện khó tin nhưng có thật đó em!
Tôi phải kể lại những chuyện gì đã xẩy ra sau khi đẩy nhà tôi lên chiếc C-130, sự may mắn nào đã cho tôi cơ hội làm quen với các nhân viên HKVN. Ai cũng cho rằng tôi có quý nhơn phò trợ, có lẽ kiếp trước tôi đã không làm điều gì thất đức. Bửa cơm chiều hôm đó, cả gia đình đều nói cười thật vui vẻ, kể cả ông già vợ thường ngày rất nghiêm nghị ít nói trong bửa ăn, nhưng ông đã mời tôi cụng ly với ông nhiều lần, chứng tỏ ông rất quý mến tôi. Nhưng có lẽ người hạnh phúc nhất là nhà tôi, vì cứ thấy nàng lăng xăng bới cơm và gắp thức ăn cho tôi mà chén cơm của nàng hầu như không vơi chút nào.
Sau bửa ăn, vợ chồng tôi và đứa con trai chưa đầy ba tuồi vào phòng riêng. Tôi ôm nàng và con vào lòng, nàng đã khóc nức nở như trẻ con. Nàng nói trong nghẹn ngào:
- Em tưởng chẳng bao giờ gặp lại anh!
- Em không nhớ anh có quý nhơn phù trợ sao?
Con chúng tôi bèn hỏi thật ngây ngô:
- Ba, sao má khóc như con vậy?
- Ồ, má khóc vì vui mừng, hôm nay chúng ta được ngủ chung giường mà! Con nhớ phải vâng lời má đừng để má buồn, từ nay ba hứa sẽ không rời xa má nửa bước. Thôi chúng ta ngủ đi!
Tiếng nàng thì thầm bên tai: “Em yêu anh!” đã ru tôi vào giấc ngủ êm đềm lúc nào không hay...
MINH NGUYÊN
Kỷ niệm tháng Tư buồn
(1) Ông già vợ người quê Nghệ An, nên con cái thường gọi cha mẹ bằng Cậu Mạ.
- Xin đồng bào hãy nghe tôi nói, chỉ có đàn bà và con nít sẽ được lên máy bay trước, sau đó mới đến lược các ông. Vị nào không tuân lệnh, tôi sẽ bắn bỏ!
Đúng là phép lạ! Mới mấy phút trước đây, anh phi công C-130 tuyên bố máy bay bất khiển dụng, sao bây giờ lại cho hành khách đi quá giang. Thôi thì một liều ba bảy cũng liều, còn nước còn tát. Tôi khuyên nhà tôi cứ lên máy bay trước đi vì đây là cơ hội cuối cùng, phần tôi một mình ở lại sẽ xoay xở dễ hơn. Nhà tôi không chịu, cứ dùng dằng không muốn đi, tôi đẩy nhà tôi tới trước vì lúc này ai cũng dành nhau lên tàu, số ngưòi thì đông mà chỗ ngồi lại có hạn. May thay, một anh Không Quân đã cầm tay nhà tôi và kéo lên cầu thang máy bay. Khoảng 200 người chen chúc nhau, đa số là đàn bà con nít và môt số các anh Không Quân độc thân lên đầy chiếc C-130, rồi họ đóng cửa và cất cánh. Không ai biết máy bay sẽ về đâu? Phan Thiết, Vũng Tàu hay Sài Gòn? Chính tôi cũng chẳng để ý, miễn sao nhà tôi rời khỏi Nha Trang lúc đó quả là một phép lạ rồi. Mãi gần 10 năm sau, nhân một buổi ăn trưa với bạn bè cùng sở tại một quán ăn Việt Nam ở Long Beach, Cali., tôi tình cờ gặp lại vị Thiếu Tá Không Quân ngày nào, bây giờ trông mập mạp và trắng trẻo nhưng già hơn xưa. Vị này cho tôi biết, hồi đó anh ta làm phi đoàn trưởng phi đoàn phản lực cơ A-37 ở Phù Cát, Bình Định. Về Nha Trang những ngày tháng cuối cùng với hai bàn tay trắng, anh không có phương tiện đưa bà xã về Sài Gòn. Thấy chiêc C-130 nằm ụ mà phi hành đoàn vẫn sẵn sàng ở đó, anh đâm ra nghi ngờ nên mới nghĩ ra cái trò cướp máy bay để cứu vợ và cứu luôn gần 200 người đàn bà và con nít. Bây giờ tôi mới có dịp cám ơn anh, nhờ thế mà bà xã tôi về được Sài Gòn an toàn vào buổi chiều ngày 31-3-1975.
Tôi và hơn cả trăm người bị bỏ lại đành tan hàng, gương mặt họ đầy thất vọng vì biết rằng khó thể có cơ hội nào khác nữa. Riêng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì bà xã đã rời được Nha Trang nhờ một phép lạ. Tôi tự nghĩ, vạn nhất nếu tôi không còn cách nào về được Sài Gòn và bị Việt Cộng bắt, tôi sẽ khai mình hành nghề gỏ đầu trẻ, chứ tuyệt đối không bao giờ khai là một sĩ quan Hải quân. Tôi đang đi lang thang thì bỗng gặp hai anh và một cô nhân viên của Hàng Không Việt Nam (HKVN) từ Sài Gòn ra Nha Trang để thiết lập lại đường bay cách đây độ bốn năm tiếng đồng hồ nhưng thất bại, bây giờ họ cũng thất thế như tôi. Tôi bèn chào hỏi họ một cách thân mật:
- Tại sao các anh chị giờ này còn ở đây? Vô lý Hàng Không Việt Nam không đem máy bay ra đón các anh chị?
- Tụi tôi đang đi tìm điện thoại để liên lạc về Sài Gòn, anh có biết ở đâu có điện thoại hay không?
- Tôi nghĩ ở đây không có điện thoại liên lạc được với Sài Gòn, có lẽ các anh chị hãy đến khu Hàng Không Air America của Mỹ cũng gần đây thôi.
Nghe tôi đề nghị như vậy, họ như mở cờ trong bụng và rủ tôi cùng đi cho vui. Tôi đang buồn ngủ mà gặp chiếu manh, nên vui vẻ đi theo họ nhưng không có ý định gì. Tất cả bốn người chúng tôi leo lên một xe Pickup, không biết họ mượn đâu ra khi đến Nha Trang. Họ lái thẳng lên khu Air America, cách xa khu HKVN độ một cây số nhưng cũng nằm trong khu vực phi trường Nha Trang. Những nhân viên này là những người trẻ, nên khi họ biết tôi là một sĩ quan Hải quân, họ ăn nói rất vui vẻ và tự nhiên. Đến phi trường Air America, một anh nhảy xuống xe để vào mượn điện thoại liên lạc với HKVN ở Sài Gòn, chúng tôi còn lại ngồi chờ ngoài xe. Nhìn cảnh phi trường của Air America thật náo nhiệt, số người chờ đợi lên máy bay Mỹ còn đông gấp năm sáu lần ở khu HKVN trước đây mấy phút. Đúng ra máy bay này chỉ dành cho nhân viên tòa Lảnh Sự Hoa Kỳ hay những người làm việc cho các cơ quan Hoa Kỳ và gia đình của họ để di tản hay đi công tác về Sài Gòn, nhưng không hiểu sao số người Việt Nam đánh hơi được lại đến đây chờ đợi đông như vậy. Tôi tự hỏi làm sao Air America có thể bốc hết số người đó trong đêm nay, vì chắc chắn không còn ngày mai. Độ 15 phút sau, anh trở lại xe và cho biết đã liên lạc được rồi, khoảng 6 giờ chiều sẽ có một chiếc DC-3 hai động cơ ra đón họ, anh ta còn dặn kỷ tiêu lệnh:
- Các bạn nên nhớ máy bay không ngừng lại, mà vẫn taxi ngoài phi đạo, chúng ta phải nhảy lên gấp, sau đó họ đóng cửa là takeoff ngay. Các bạn phải tuyệt đối giữ bí mật điều này...
Nghe xong cái tiêu lệnh kỳ quái này của anh nhân viên HKVN, thật sự tôi mừng muốn đứng tim. Tôi quả là con người may mắn đến giờ phút thứ 25!
Chúng tôi lại nhảy lên xe Pickup và trở về khu HKVN. Từ đây tôi luôn luôn bám sát những người bạn mới này, không rời xa nửa bước vì họ là niềm hy vọng cuối cùng của tôi. Bây giờ tôi thấy một số xe tăng M113 của Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa đang bao vây quanh hàng rào phi trường. Tôi có cảm tưởng họ sắp hành động một cái gì trước khi bỏ lại Nha Trang cho Việt Cộng. Khoảng hơn 6 giờ chiều, chúng tôi nghe tiếng động cơ máy bay mỗi lúc một rõ từ huớng phi trường Air America, sau đó bóng dáng chiếc DC-3 hiện rõ dần và đang quần quanh phi trường để chuẩn bị đáp xuống. Chúng tôi như ngầm hiểu, không ai nói với ai một lời, chỉ việc nhắm mắt chạy ra ngoài phi đạo. Đến nơi đúng lúc chiếc máy bay vừa đáp xuống đang chạy chầm chậm và cửa vừa hé mở, chúng tôi bốn người và có thêm độ sáu bảy anh Không Quân đánh hơi chạy theo chúng tôi cùng nhảy lên tàu. Sau đó cửa đóng lại và máy bay rú ga rồi cất cánh, để lại dưới phi trường hàng trăm người ngơ ngác nhìn lên trời, không biết có cuộc "hành quân" kỳ lạ chỉ bốc một số ít người đặc biệt rồi bay đi.
Tôi ngồi trên máy bay mà đầu óc cứ quanh quẩn nghĩ đến nhà tôi, không biết giờ này bà xã đang ở đâu, Phan Thiết, Vũng Tàu hay Sài Gòn? Nếu nhà tôi không về được Sài Gòn, làm sao tôi ăn nói với Cậu Mạ của nàng? Nhìn quanh phòng hành khách thật rộng rãi, một chiếc DC-3 có thể chứa ít nhất 30-40 người, nhưng chỉ đón hơn 10 hành khách thật là phí của trời! Nghĩ lại thật tội nghiệp cho những người còn kẹt lại ở phi trường Nha Trang giờ này, nhưng tôi chẳng giúp ích gì được cho họ, vì ngay bản thân tôi trong hai ngày qua cũng không chắc đi được. Mệt quá sau một đêm mất ngủ, tôi thiếp đi lúc nào không biết, mãi đến khi nghe tiếng bánh xe chạm đất tôi mới tỉnh dậy và biết máy bay đang đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, nhìn đồng hồ thì đã hơn 7 giờ tối. Xe bus HKVN chờ đón đưa tất cà chúng tôi hơn 10 hành khách và phi hành đoàn về văn phòng của HKVN trên đường Lê Lợi (trạm xe lửa cũ). Một cảnh đón tiếp những nhân viên HKVN và phi hành đoàn về từ Nha Trang thật ngoạn mục, tất cả nhân viên tại đó đến bắt tay và chúc mừng từng người một, kể cả tôi là người ăn ké cũng được vui lây, điều này cho tôi thấy rõ cái tình nghĩa sâu đậm của anh chị em nhân viên HKVN. Sau đó là chầu cắt bánh ngọt và khui champagne để mừng sự trở về bình an của tất cả mọi người. Chúng tôi được mời ăn bánh và uống rượu thoải mái. Hiện diện hôm đó còn có một vài ký giả của các nhật báo lớn ở Sài Gòn. Họ phỏng vấn những nhân viên HKVN, xem như những người hùng trở về từ cõi chết, tưởng chừng không bao giờ gặp lại gia đình và bạn bè ở Sài Gòn.
Lòng tôi đang nôn nóng, không biết bà xã an nguy thế nào nên tôi chỉ ăn bánh qua loa rồi cám ơn tất cả mọi người và ra lấy xe Taxi về nhà ông bà gia trên đường Trần Quốc Toản gần Việt Nam Quốc Tự, mặc dầu không còn một đồng xu dính túi. Tôi đến nhà khoảng hơn 8 giờ tối, cửa trước nhà đã khóa kỷ. Tôi đập mạnh vào cánh cửa sắt nhiều lần, mới có người trong nhà ra mở cửa. Tôi vừa bước vào nhà, thấy mọi người đang quây quần ăn cơm vui vẻ, bỗng tất cả ngừng ăn và miệng há hốc nhìn tôi, bởi ai cũng đinh ninh tôi không thể nào về được Sài Gòn. Qua những tin tức báo chí, truyền thanh và truyền hình trong ngày hôm đó thì Nha Trang xem như hoàn toàn bỏ ngõ để chờ Việt Cộng vào. Tôi nghe nói TTHL/HQ/NT cũng di tản vào đêm đó trên chiến hạm HQ 406 neo trong vịnh Nha Trang, dân chúng chen lấn nhau ở Cầu Đá gây nên một cảnh hỗn độn không thể tả, có người rớt xuống biển chết...
Mấy giây sau, tôi mới nghe tiếng nhà tôi và mấy cô em cùng la lên:
-Ồ anh Mạnh về thật!!! Thế mà chúng em cứ tưởng anh là ma hiện về...
Tôi thấy đôi mắt nhà tôi sáng lên nhưng rồi một it nước mắt trào ra ở khóe mi, cố dấu nỗi vui mừng tràn ngập cả tâm hồn trước mặt đông đủ mọi người trong gia đình. Lòng tôi cũng rung lên một niêm hạnh phúc vô biên vì thấy nhà tôi và con tôi ngồi đó giữa những người thân yêu. Tôi trả lời vừa khôi hài:
- Anh chưa chết đâu mà sợ, số anh còn nặng nợ !
- Đúng số anh còn nặng nợ, em không ngờ anh có thể về đến Sài Gòn giờ này. Hồi chiều, khi anh đẩy em lên chiếc C-130, quả tình em linh cảm sẽ không bao giờ gặp lại anh, sau đó em đã dò hỏi mấy anh trong phi hành đoàn họ đều quả quyết không còn máy bay quân sự hay dân sự nào đi Sài Gòn vào giờ phút đó. Vậy thì anh về bằng cách nào mà tài thế?
- Anh về bằng cái miệng của anh, nói đùa...anh về bằng máy bay của HKVN đàng hoàng.
- Anh lại xạo rồi! Giờ đó làm gì còn máy bay của HKVN?
- Chuyện khó tin nhưng có thật đó em!
Tôi phải kể lại những chuyện gì đã xẩy ra sau khi đẩy nhà tôi lên chiếc C-130, sự may mắn nào đã cho tôi cơ hội làm quen với các nhân viên HKVN. Ai cũng cho rằng tôi có quý nhơn phò trợ, có lẽ kiếp trước tôi đã không làm điều gì thất đức. Bửa cơm chiều hôm đó, cả gia đình đều nói cười thật vui vẻ, kể cả ông già vợ thường ngày rất nghiêm nghị ít nói trong bửa ăn, nhưng ông đã mời tôi cụng ly với ông nhiều lần, chứng tỏ ông rất quý mến tôi. Nhưng có lẽ người hạnh phúc nhất là nhà tôi, vì cứ thấy nàng lăng xăng bới cơm và gắp thức ăn cho tôi mà chén cơm của nàng hầu như không vơi chút nào.
Sau bửa ăn, vợ chồng tôi và đứa con trai chưa đầy ba tuồi vào phòng riêng. Tôi ôm nàng và con vào lòng, nàng đã khóc nức nở như trẻ con. Nàng nói trong nghẹn ngào:
- Em tưởng chẳng bao giờ gặp lại anh!
- Em không nhớ anh có quý nhơn phù trợ sao?
Con chúng tôi bèn hỏi thật ngây ngô:
- Ba, sao má khóc như con vậy?
- Ồ, má khóc vì vui mừng, hôm nay chúng ta được ngủ chung giường mà! Con nhớ phải vâng lời má đừng để má buồn, từ nay ba hứa sẽ không rời xa má nửa bước. Thôi chúng ta ngủ đi!
Tiếng nàng thì thầm bên tai: “Em yêu anh!” đã ru tôi vào giấc ngủ êm đềm lúc nào không hay...
MINH NGUYÊN
Kỷ niệm tháng Tư buồn
(1) Ông già vợ người quê Nghệ An, nên con cái thường gọi cha mẹ bằng Cậu Mạ.
minhsn12- Tổng số bài gửi : 3322
Join date : 26/12/2012
Age : 85
Đến từ : USA
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sun Oct 27, 2024 6:36 pm by Cẩm Thanh
» Thu buồn
Thu Oct 17, 2024 1:23 pm by Cẩm Thanh
» Bâng khuâng tháng Hạ
Sat Aug 24, 2024 5:53 pm by Cẩm Thanh
» NGỘ NHẬP
Sat Aug 17, 2024 6:34 pm by minhsn12
» Tự tại Thiền Sư
Thu Jul 25, 2024 4:15 pm by Cẩm Thanh
» Lễ cha
Sun Jun 16, 2024 5:20 pm by Cẩm Thanh
» Bước chân không tánh
Tue Jun 04, 2024 12:56 am by Cẩm Thanh
» KINH HÀNH
Mon Jun 03, 2024 7:00 pm by minhsn12
» TRANG THƠ TRẦN CẨM THÀNH
Sat May 04, 2024 7:55 pm by Cẩm Thanh