Nhà Lý Dựng Nước và Giữ Nước Như Thế Nào?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhà Lý Dựng Nước và Giữ Nước Như Thế Nào?
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhà Lý cầm vận mệnh dân tộc Việt Nam trong 216 năm, đã mở mang bờ cõi, đặt nền tảng cho chính thể quân chủ vững chắc. Nhà Lý đã biết tổ chức kinh tế, chính trị, và xã hội đúng lề lối, nguyên tắc nên đã đưa dân tộc chúng ta mỗi ngày đi một xa trên con đường tiến hóa. Do đó ôn lại những việc xưa mà tổ tiên ông cha chúng ta đã dựng nước và giữ nước như thế nào để ngày nay con cháu lấy đó làm niềm tin và học hỏi tưởng không phải vô ích.
1- Một trong những đặc tính của nhà Lý là lấy dân làm gốc, biết thương dân và xem dân như con.
Năm 1070 trời làm đại hạn, vua Lý Thánh Tông cho lấy tiền của và thóc trong kho chẩn ra cấp cho dân. Ngài đặt ra tiền dưỡng liêm để tránh sự sa ngã cho quan lại.
Năm 1065, vua Lý Thánh Tông trong một phiên xử kiện ở điện Thiên Khánh, đã chỉ vào công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh mà bảo rằng: “Lòng ta yêu con ta, cũng như lòng cha mẹ dân yêu dân. Dân không biết mà mắc vào hình phạt, ta rất lấy làm thương. Từ nay về sau không cứ gì tội nặng hay nhẹ, đều nhất luật khoan giảm” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Mùa đông năm 1055, thấy trời giá rét vua Thánh Tông đã bảo với các quan: “Trẫm ở trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu mà còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục , khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian, mà ăn không được no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không nơi nương tựa, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày cho ăn hai bửa cơm” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Lý Thái Tông là một ông vua thông minh, rất am hiểu việc quân sự và chính trị. Ngài rất lưu tâm về mọi vấn đề dân sự vì lòng thương dân. Gặp những năm mất mùa hay bị bệnh dịch, ngài xá thuế cho dân hàng hai ba năm. Về luật pháp, ngài cũng sửa đổi lại cho bớt sự gắt gao. Đại khái ngài đặc cách tra hỏi các phạm nhân, xác định các trường hợp giảm-khinh cho các người già hay vị thành niên và cho lấy tiền để chuộc tội nếu không phạm vào thập ác. Ngài đặt niên hiệu là Minh Đạo (1042) trong khi ban bố các chính sách nhân đạo của ngài. Trong lịch sử nước Việt Nam, ngài là một trong những vị vua thương dân, thương nước và lo sửa sang đức độ của nền quân chủ coi trăm họ như con. Năm sau ngài hạ lệnh bãi bỏ tục mua hoàng nam (trai từ 18 tuổi trở lên) để làm tôi tớ.
Năm 1016, trong nước được mùa, vua Lý Thái Tổ tha thuế 3 năm, sau đó 2 năm lại có việc tha thuế ruộng một lần nữa. (Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn).
2- Nhà Lý biết trọng dụng người hiền tài.
Kể từ vua Lý Nhân Tông (1072-1127), bắt đầu có các kỳ thi tam trường tức là thi ba bậc khác nhau để tuyển những người minh kinh bác học. Những ai là nho sĩ đếu phải nghiên cứu và đi sâu vào Phật học trước khi bước ra hoạn lộ. Những năm sau đó, nhà vua đặt nhà Quốc-Tử giám và các kỳ thi tuyển để kén chọn nhân tài cho hai ngành văn võ. Đáng kể Thái sư Lý Đạo Thành là người gương mẫu cho sự đoan chính và tận tâm phục vụ cho quốc gia. Hơn nữa thời đó có nhiều người hiền lương hết lòng lo lắng cho quyền lợi của nhân dân. Cứ xét việc đánh Tống bình Chiêm thì hiểu nhân tài dưới triều vua Nhân Tông rất là đáng kính. (Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn).
3- Kể từ Lý Thái Tổ, các vua biết trọng dụng kiến thức và đạo hạnh của những vị thiền sư để giúp nước như thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh và Khô Đầu v.v…
Những vị tăng sĩ được xem như lãnh đạo tinh thần cho triều đình và cả nước nên đuợc gọi là quốc sư.
Có nhiều lý do khiến các thiền sư đời Lý tham dự chính sự (tham dự chính sự mà không tham dự chính quyền, bởi vì họ không nhận chức vụ trong nội các, chỉ tới giúp ý kiến và công việc rồi về chùa). Lý do thứ nhất: họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi với quần chúng và biết được những khổ đau của người dân đang bị một chính sách đô hộ hà khắc bóc lột. Lý do thứ hai: họ không có ý muốn tranh ngôi của vua, không giành quyền bính và địa vị ngoài đời, nên vua tin họ. Lý do thứ ba: họ không cố chấp vào thuyết trung quân (trung thần bất sự nhị quân) như các nhà nho, nên họ có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào có thể đem lại hạnh phúc cho dân. Lý do thứ tư: các vua cần sức học của họ, nhất là trong các đời Đinh, Lê, các vua đều không phải thuộc giới trí thức. Nho sĩ thì chắc không có mấy người, mà lại chỉ trung thành được với một triều đại. (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I-Nguyễn Lang).
4- Đời Lý, nhà vua biết nghe lời cố vấn của các người hiền tài trong đó phải kể đến các vị thiền sư Phật giáo nên vấn đề ngoại giao với nhà Tống rất mềm dẽo và khôn khéo.
Việc ngoại giao với nhà Tống thời đó rất là êm đẹp, nhà Tống đã 2 lần sắc phong Lý Thái Tổ, do đó nhà vua mới có thì giờ đánh dẹp các mối loạn trong nước và đánh thắng quân Chiêm Thành ở trại Bố Chính (thuộc Quảng Bình). (Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn).
Năm 1078, vua Lý Nhân Tông mở cuộc giao hảo với Bắc triều. Sứ thần Đại Việt đưa 5 con voi đã thuần sang cống vua Tống và đòi lại những châu huyện ở miền Cao Bằng. Triều Tống ưng thuận với điều kiện triều Lý phải trả lại cho Tống những người dân các châu Khâm, Liêm, Ung do quân Lý bắt giữ năm 1075. Sau khi quân Tống rút khỏi Quảng Nguyên, người Tống biết được châu này có mỏ vàng và tiếc của nên làm hai câu thơ như sau:
Nhân tham Giao-Chỉ tượng
Khước thất Quảng Nguyên kim.
Mùa hạ năm 1084, vua Nhân Tông lại phái Binh bộ Thị lang Lê văn Thịnh sang yêu cầu Tống phân chia lại địa giới và trả nốt mấy huyện Tống còn giữ lại.
Đến đây chúng ta thấy việc ngoại giao của nhà Lý bấy giờ rất khéo léo và rất sành về tâm lý. Nhà Lý đã áp dụng chính sách đòi dần để tình thế giữa hai nước vừa xung đột với nhau bớt căng thẳng. Triều Lý tiến dần như tằm ăn dâu, quả nhiên việc thương thuyết đem lại được đầy đủ kết quả như ý muốn.
Năm 1161, nhà Tống đổi Giao-Chỉ quận thành An-Nam-quốc và phong cho vua Lý Anh Tông làm An-Nam quốc-vương. (Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn).
5- Nhà Lý đã mở mang bờ cỏi về phía Nam và không để mất một tấc đất về phía Bắc.
Năm 1068, vua Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đại thắng quân Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ nhưng không giết. Đổi lại, Chế Cũ xin dâng 3 châu Bố Chính, Mai Linh và Địa Lý. Nên nhớ lãnh thổ phía nam của Đại Việt trước đó chỉ đến Nghệ An.
Triều Lý Nhân Tông biết được ý đồ nhà Tống, ngoài mặt thì giữ tình hòa hảo nhưng bên trong vẫn đợi dịp xâm lăng Đại Việt mà từ lâu Tống xem như miếng mồi béo. Ngoài ra, lúc này Tống lại đang kẹt vào chuyện binh đao với Liêu, Hạ chưa xong, nên việc đánh Đại Việt phải ngừng lại. Năm 1076, triều Lý xét đánh trước có lợi hơn, nên sai Lý Thường Kiệt chỉ huy thủy quân, còn Tôn Đản phụ trách lục quân chia 3 đường tiến đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu. Tổng kết 3 trận đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, quân dân Trung quốc bị hại vào khoảng 7 vạn người và có trên 200 người bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải bi tịch thu. Đây là trận đánh oai hùng nhất đối với triều Lý và cũng là một trận vẻ vang nhất trong lịch sử của chúng ta vì người Trung Hoa thời đó và ngay đến bây giờ vẫn nghĩ rằng nước Đại Việt hay Việt Nam đem quân đánh phá miền Hoa Nam nước Tàu cũng như châu chấu đá xe. Bởi thế mới có câu phong dao:
Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.
(Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn)
Nói tóm lại, với những vị vua có từ tâm và những người xuất gia biết lo giáo dục sự thực hành đạo từ bi trong dân chúng , đời sống xã hội thời Lý trở thành thuần từ và đẹp đẻ. Đạo đức và từ bi đã không làm cho dân nghèo nước yếu; trái lại, những yếu tố này đã tạo nên phú cường. Những chiến thắng Chiêm Thành và Tống quốc , sự vắng mặt của bạo động trong nhân gian và trong cung khuyết, sự gần gũi của vua với dân: những điều đó nói lên được đặc tính của xã hội đời Lý. Thiền sư Pháp Thuận đã nói trước điều đó :
Vận nước như giây quấn
Trời Nam ôm thái bình
Đạo đức ngự cung điện
Muôn xứ hết đao binh.
(Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I-Nguyễn Lang).
Chúng ta ôn lại những gì người xưa đã làm như các vua đời Lý biết lấy “dân vi quý” làm cơ bản để đưa quốc gia sống trong cảnh thanh bình thịnh trị, biết cách dựng nước và giữ nước không để mất một tấc đất mà tổ tiên đã để lại, với hy vọng rằng các vị lãnh đạo Việt Nam ngày nay hãy đọc lại lịch sử thời Lý để chiêm nghiệm, học hỏi và áp dụng một cách sáng suốt hầu có thể giúp dân sống an lạc, xã hội bớt đi những tệ đoan và phải tìm cách lấy lại những phần đất ở biên giới Việt-Trung mà chính quyền Việt Nam đã tương nhượng cũng như các đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cọng đã cưỡng chiếm bằng vũ lực. Có làm như thế mới đưa nước ta theo kịp đà tiến hóa của nhân loại và tuổi trẻ Việt Nam có thể ngẩng đầu tự hào với thế giới.
CHÁNH MINH
1- Một trong những đặc tính của nhà Lý là lấy dân làm gốc, biết thương dân và xem dân như con.
Năm 1070 trời làm đại hạn, vua Lý Thánh Tông cho lấy tiền của và thóc trong kho chẩn ra cấp cho dân. Ngài đặt ra tiền dưỡng liêm để tránh sự sa ngã cho quan lại.
Năm 1065, vua Lý Thánh Tông trong một phiên xử kiện ở điện Thiên Khánh, đã chỉ vào công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh mà bảo rằng: “Lòng ta yêu con ta, cũng như lòng cha mẹ dân yêu dân. Dân không biết mà mắc vào hình phạt, ta rất lấy làm thương. Từ nay về sau không cứ gì tội nặng hay nhẹ, đều nhất luật khoan giảm” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Mùa đông năm 1055, thấy trời giá rét vua Thánh Tông đã bảo với các quan: “Trẫm ở trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu mà còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục , khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian, mà ăn không được no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không nơi nương tựa, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày cho ăn hai bửa cơm” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Lý Thái Tông là một ông vua thông minh, rất am hiểu việc quân sự và chính trị. Ngài rất lưu tâm về mọi vấn đề dân sự vì lòng thương dân. Gặp những năm mất mùa hay bị bệnh dịch, ngài xá thuế cho dân hàng hai ba năm. Về luật pháp, ngài cũng sửa đổi lại cho bớt sự gắt gao. Đại khái ngài đặc cách tra hỏi các phạm nhân, xác định các trường hợp giảm-khinh cho các người già hay vị thành niên và cho lấy tiền để chuộc tội nếu không phạm vào thập ác. Ngài đặt niên hiệu là Minh Đạo (1042) trong khi ban bố các chính sách nhân đạo của ngài. Trong lịch sử nước Việt Nam, ngài là một trong những vị vua thương dân, thương nước và lo sửa sang đức độ của nền quân chủ coi trăm họ như con. Năm sau ngài hạ lệnh bãi bỏ tục mua hoàng nam (trai từ 18 tuổi trở lên) để làm tôi tớ.
Năm 1016, trong nước được mùa, vua Lý Thái Tổ tha thuế 3 năm, sau đó 2 năm lại có việc tha thuế ruộng một lần nữa. (Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn).
2- Nhà Lý biết trọng dụng người hiền tài.
Kể từ vua Lý Nhân Tông (1072-1127), bắt đầu có các kỳ thi tam trường tức là thi ba bậc khác nhau để tuyển những người minh kinh bác học. Những ai là nho sĩ đếu phải nghiên cứu và đi sâu vào Phật học trước khi bước ra hoạn lộ. Những năm sau đó, nhà vua đặt nhà Quốc-Tử giám và các kỳ thi tuyển để kén chọn nhân tài cho hai ngành văn võ. Đáng kể Thái sư Lý Đạo Thành là người gương mẫu cho sự đoan chính và tận tâm phục vụ cho quốc gia. Hơn nữa thời đó có nhiều người hiền lương hết lòng lo lắng cho quyền lợi của nhân dân. Cứ xét việc đánh Tống bình Chiêm thì hiểu nhân tài dưới triều vua Nhân Tông rất là đáng kính. (Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn).
3- Kể từ Lý Thái Tổ, các vua biết trọng dụng kiến thức và đạo hạnh của những vị thiền sư để giúp nước như thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh và Khô Đầu v.v…
Những vị tăng sĩ được xem như lãnh đạo tinh thần cho triều đình và cả nước nên đuợc gọi là quốc sư.
Có nhiều lý do khiến các thiền sư đời Lý tham dự chính sự (tham dự chính sự mà không tham dự chính quyền, bởi vì họ không nhận chức vụ trong nội các, chỉ tới giúp ý kiến và công việc rồi về chùa). Lý do thứ nhất: họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi với quần chúng và biết được những khổ đau của người dân đang bị một chính sách đô hộ hà khắc bóc lột. Lý do thứ hai: họ không có ý muốn tranh ngôi của vua, không giành quyền bính và địa vị ngoài đời, nên vua tin họ. Lý do thứ ba: họ không cố chấp vào thuyết trung quân (trung thần bất sự nhị quân) như các nhà nho, nên họ có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào có thể đem lại hạnh phúc cho dân. Lý do thứ tư: các vua cần sức học của họ, nhất là trong các đời Đinh, Lê, các vua đều không phải thuộc giới trí thức. Nho sĩ thì chắc không có mấy người, mà lại chỉ trung thành được với một triều đại. (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I-Nguyễn Lang).
4- Đời Lý, nhà vua biết nghe lời cố vấn của các người hiền tài trong đó phải kể đến các vị thiền sư Phật giáo nên vấn đề ngoại giao với nhà Tống rất mềm dẽo và khôn khéo.
Việc ngoại giao với nhà Tống thời đó rất là êm đẹp, nhà Tống đã 2 lần sắc phong Lý Thái Tổ, do đó nhà vua mới có thì giờ đánh dẹp các mối loạn trong nước và đánh thắng quân Chiêm Thành ở trại Bố Chính (thuộc Quảng Bình). (Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn).
Năm 1078, vua Lý Nhân Tông mở cuộc giao hảo với Bắc triều. Sứ thần Đại Việt đưa 5 con voi đã thuần sang cống vua Tống và đòi lại những châu huyện ở miền Cao Bằng. Triều Tống ưng thuận với điều kiện triều Lý phải trả lại cho Tống những người dân các châu Khâm, Liêm, Ung do quân Lý bắt giữ năm 1075. Sau khi quân Tống rút khỏi Quảng Nguyên, người Tống biết được châu này có mỏ vàng và tiếc của nên làm hai câu thơ như sau:
Nhân tham Giao-Chỉ tượng
Khước thất Quảng Nguyên kim.
Mùa hạ năm 1084, vua Nhân Tông lại phái Binh bộ Thị lang Lê văn Thịnh sang yêu cầu Tống phân chia lại địa giới và trả nốt mấy huyện Tống còn giữ lại.
Đến đây chúng ta thấy việc ngoại giao của nhà Lý bấy giờ rất khéo léo và rất sành về tâm lý. Nhà Lý đã áp dụng chính sách đòi dần để tình thế giữa hai nước vừa xung đột với nhau bớt căng thẳng. Triều Lý tiến dần như tằm ăn dâu, quả nhiên việc thương thuyết đem lại được đầy đủ kết quả như ý muốn.
Năm 1161, nhà Tống đổi Giao-Chỉ quận thành An-Nam-quốc và phong cho vua Lý Anh Tông làm An-Nam quốc-vương. (Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn).
5- Nhà Lý đã mở mang bờ cỏi về phía Nam và không để mất một tấc đất về phía Bắc.
Năm 1068, vua Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đại thắng quân Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ nhưng không giết. Đổi lại, Chế Cũ xin dâng 3 châu Bố Chính, Mai Linh và Địa Lý. Nên nhớ lãnh thổ phía nam của Đại Việt trước đó chỉ đến Nghệ An.
Triều Lý Nhân Tông biết được ý đồ nhà Tống, ngoài mặt thì giữ tình hòa hảo nhưng bên trong vẫn đợi dịp xâm lăng Đại Việt mà từ lâu Tống xem như miếng mồi béo. Ngoài ra, lúc này Tống lại đang kẹt vào chuyện binh đao với Liêu, Hạ chưa xong, nên việc đánh Đại Việt phải ngừng lại. Năm 1076, triều Lý xét đánh trước có lợi hơn, nên sai Lý Thường Kiệt chỉ huy thủy quân, còn Tôn Đản phụ trách lục quân chia 3 đường tiến đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu. Tổng kết 3 trận đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, quân dân Trung quốc bị hại vào khoảng 7 vạn người và có trên 200 người bị bắt đem về Đại Việt cùng nhiều của cải bi tịch thu. Đây là trận đánh oai hùng nhất đối với triều Lý và cũng là một trận vẻ vang nhất trong lịch sử của chúng ta vì người Trung Hoa thời đó và ngay đến bây giờ vẫn nghĩ rằng nước Đại Việt hay Việt Nam đem quân đánh phá miền Hoa Nam nước Tàu cũng như châu chấu đá xe. Bởi thế mới có câu phong dao:
Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.
(Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn)
Nói tóm lại, với những vị vua có từ tâm và những người xuất gia biết lo giáo dục sự thực hành đạo từ bi trong dân chúng , đời sống xã hội thời Lý trở thành thuần từ và đẹp đẻ. Đạo đức và từ bi đã không làm cho dân nghèo nước yếu; trái lại, những yếu tố này đã tạo nên phú cường. Những chiến thắng Chiêm Thành và Tống quốc , sự vắng mặt của bạo động trong nhân gian và trong cung khuyết, sự gần gũi của vua với dân: những điều đó nói lên được đặc tính của xã hội đời Lý. Thiền sư Pháp Thuận đã nói trước điều đó :
Vận nước như giây quấn
Trời Nam ôm thái bình
Đạo đức ngự cung điện
Muôn xứ hết đao binh.
(Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I-Nguyễn Lang).
Chúng ta ôn lại những gì người xưa đã làm như các vua đời Lý biết lấy “dân vi quý” làm cơ bản để đưa quốc gia sống trong cảnh thanh bình thịnh trị, biết cách dựng nước và giữ nước không để mất một tấc đất mà tổ tiên đã để lại, với hy vọng rằng các vị lãnh đạo Việt Nam ngày nay hãy đọc lại lịch sử thời Lý để chiêm nghiệm, học hỏi và áp dụng một cách sáng suốt hầu có thể giúp dân sống an lạc, xã hội bớt đi những tệ đoan và phải tìm cách lấy lại những phần đất ở biên giới Việt-Trung mà chính quyền Việt Nam đã tương nhượng cũng như các đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cọng đã cưỡng chiếm bằng vũ lực. Có làm như thế mới đưa nước ta theo kịp đà tiến hóa của nhân loại và tuổi trẻ Việt Nam có thể ngẩng đầu tự hào với thế giới.
CHÁNH MINH
minhsn12- Tổng số bài gửi : 3322
Join date : 26/12/2012
Age : 85
Đến từ : USA
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sun Oct 27, 2024 6:36 pm by Cẩm Thanh
» Thu buồn
Thu Oct 17, 2024 1:23 pm by Cẩm Thanh
» Bâng khuâng tháng Hạ
Sat Aug 24, 2024 5:53 pm by Cẩm Thanh
» NGỘ NHẬP
Sat Aug 17, 2024 6:34 pm by minhsn12
» Tự tại Thiền Sư
Thu Jul 25, 2024 4:15 pm by Cẩm Thanh
» Lễ cha
Sun Jun 16, 2024 5:20 pm by Cẩm Thanh
» Bước chân không tánh
Tue Jun 04, 2024 12:56 am by Cẩm Thanh
» KINH HÀNH
Mon Jun 03, 2024 7:00 pm by minhsn12
» TRANG THƠ TRẦN CẨM THÀNH
Sat May 04, 2024 7:55 pm by Cẩm Thanh