TÌNH BẠN


Join the forum, it's quick and easy

TÌNH BẠN
TÌNH BẠN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

Thang  Viet  2015  PHÚT  trịnh  ngươi  ngoc  2019  THƯỜNG  2013  post  2014  hành  đăng  phan  trang  thoi  điều  TÌNH  Lang  Thanh  

Latest topics
» Chúc Tết thi nhân
Đọc Thơ Hồ Tấn Phát EmptyTue Mar 12, 2024 5:39 pm by Cẩm Thanh

» UKRAINE, HAI NĂM TANG TÓC
Đọc Thơ Hồ Tấn Phát EmptyTue Mar 12, 2024 1:55 am by minhsn12

» ĐẤT NƯỚC MIỀN NAM*
Đọc Thơ Hồ Tấn Phát EmptyTue Mar 05, 2024 7:31 pm by minhsn12

» Chúc Tết Giáp Thìn
Đọc Thơ Hồ Tấn Phát EmptyMon Jan 22, 2024 5:59 pm by Cẩm Thanh

» Giáp Thìn- Xuân dân tộc
Đọc Thơ Hồ Tấn Phát EmptyMon Jan 22, 2024 5:41 pm by Cẩm Thanh

»  O
Đọc Thơ Hồ Tấn Phát EmptySat Jan 20, 2024 4:55 am by minhsn12

» GÁI BÌNH ĐỊNH
Đọc Thơ Hồ Tấn Phát EmptyFri Dec 01, 2023 11:11 pm by minhsn12

» TIỄN BẠN NGUYỄN GIA NAM
Đọc Thơ Hồ Tấn Phát EmptyTue Nov 14, 2023 7:08 pm by minhsn12

» Cảnh Thu
Đọc Thơ Hồ Tấn Phát EmptySat Oct 28, 2023 8:11 pm by Cẩm Thanh

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


Đọc Thơ Hồ Tấn Phát

Go down

Đọc Thơ Hồ Tấn Phát Empty Đọc Thơ Hồ Tấn Phát

Bài gửi by minhsn12 Wed Feb 13, 2013 8:50 pm

Lần đầu tiên tôi đọc được 3 bài thơ anh HT Phát trên Đặc San Song Ngư 2002 (ĐSSN) do chị Xuân Lan, bà xã anh Phát gửi sang. Tất cả ba bài đều sáng tác vào mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Mãi đến năm 2004, tôi đọc thêm được 5 bài nữa mà anh sáng tác vào năm 1959, cũng đăng trên ĐSSN 2004. Theo lời chị Lan, đây là những bài thơ tiêu biểu trích từ tập thơ viết tay của anh HT Phát mà gia đình còn lưu lại được sau bao thăng trầm của cuộc đời. Qua tám bài thơ đó, tôi thật sự phục tài làm thơ của anh Phát, nên tôi có ý định sẽ viết một bài về thơ Hồ Tấn Phát. Chuyện đầu tiên là tôi phải tìm thêm những bài thơ khác của anh, nhưng khi hỏi bạn bè thì không ai biết thơ HTP do chị Xuân Lan đã gửi qua hiện đang ở đâu. May thay năm 2010 chị Xuân Lan có dịp sang Mỹ thăm bà con và bạn bè, nên tôi đã nhờ chị sau khi về nước hãy gửi sang cho tôi những bài thơ còn lại của anh Phát. Mấy tháng sau, tôi nhận thêm 5 bài nữa qua email của cháu trai chị Lan. Như vậy tôi có tất cả 13 bài thơ của anh HTP sáng tác trong khoảng thời gian từ 1955-1972. Tôi không nghĩ trong 17 năm trời mà anh Phát chỉ sáng tác có 13 bài vỏn vẹn với tài làm thơ của anh. Có lẽ phần lớn thơ anh đã bị thất lạc hay tiêu hủy sau biến cố 30-4-1975. Thôi thì có chi viết nấy và mong rằng quý vị độc giả thông cảm nếu tôi viết không đầy đủ về thơ anh HTP.

Anh Phát làm thơ từ năm 1955, nghĩa là thời kỳ anh còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Xin mời đọc bài thơ tứ tuyệt "Chiếc nón bài thơ" của anh:

Chiếc nón bài thơ ủ tóc huyền,
Yêu đời em nhoẻn miệng cười duyên.
Thẹn thùng kéo nhẹ làn quai nón,
Sóng mắt nhìn ai vẻ dịu hiền.


Chỉ bốn câu thơ anh đã phát họa cho ta thấy hình ảnh người con gái dịu hiền, vui tươi và e lệ dưới chiếc nón bài thơ. Thời học sinh mà anh đã sáng tác được bài thơ dễ thương như vậy thì quả tài tình!

Cũng năm 1955, nhân một hôm lửa trại ở Lăng Cô, anh đã viết những lời thơ mộc mạc như sau:

Ôi Lăng Cô
Một thôn xóm mơ hồ
Nước biển xe tình sông núi
Một dòng xanh vẽ lại xóm nên thơ
Một nhịp cầu ai bắt tự bao giờ
Nối lại tình "Trùng Dương" và "Rừng Núi"


(Lăng Cô-Thơ H.T.P. Hè 55)

Trong thời gian chiến tranh trước năm 1955, cầu Lăng Cô đã bị phá sập, khi anh về lại đây thì :

Nhịp cầu đã nối lại tình xứ Quảng
Băng lại ngày đau thương
Cầu Lăng Cô đưa người mơ xứ Huế
Xe qua cầu tìm lại bến Thùy dương...


Từ Huế vào Đà Nẳng theo Quốc lộ 1 phải đi ngang Lăng Cô, nhưng muốn vào được Lăng Cô thì phải qua cầu bắt ngang đầm Lăng Cô. Ngày này cầu mới Lăng Cô rất rộng và đẹp để thu hút du khách đến thăm viếng Lăng Cô. Đây hình ảnh Lăng Cô năm 1955 qua dòng thơ HTP:

Nhưng Lăng Cô
Ngàn đời luôn nức nở
Mái tranh nghèo bở ngở giữa mùa trăng
Những đêm buồn thuơng nhớ
Sóng điên cuồng lan trên xóm mênh mang...


Họa hoằn lắm mới có một đoàn học sinh từ Huế hay Đà Nẳng về sinh hoạt cắm trại ở Lăng Cô, cho nên thôn làng đều rộn lên với niềm vui tuổi trẻ:

Ôi Lăng Cô
Rồi một đêm trăng mờ
Trên lòng mi mang nặng
Một nguồn vui êm đẹp không ngờ...

Nhưng ô hay
Cả một đoàn tuổi trẻ thơ ngây
Họ về đây! về đây
Đem nguồn vui thôn xóm
Trẻ Lăng Cô ca hát bảo "Mi này
Lửa trại mừng đốt sáng buổi hôm nay"...

Nhưng rồi niềm vui nào mà không tàn, giờ chia tay đã đến:

Lăng Cô ơi
Suối trăng hiền hương ngát
Ta lìa đây người bạn xóm quê nghèo
Gặp Lăng Cô rồi xa cách Lăng Cô ơi
Ta nhớ mãi đêm trăng vàng bên bờ suối...


Lời thơ thật chơn chất mộc mạc như người dân làng Lăng Cô. Bài thơ "Lăng Cô" của H.T.P. đã được đăng trên Nhân Loại Tuần báo với bút hiệu "Chiếc Nón Lá" năm 1955. Không biết đây có phải là bài thơ lần đầu tiên được đăng trên tuần báo hay có những bài thơ khác. Dù sao thơ anh ở tuổi học trò được đăng trên báo thời đó là một điều hết sức hiếm và hân hạnh đối với anh.

Đa số thơ anh tôi nhận được đều viết về tình yêu học trò. Anh đã đem Toán học vào tình yêu, lời thơ không khô khan nhưng trái lại thật lãng mạng:

Anh Xác Định tình yêu Hai Nghiệm Số
Anh và em Hai Điểm giữa Không Gian
Một Đạo Hàm Liên Tục đến vô vàn
Em Di Chuyển anh luôn luôn Biến Độ


Em vụng tính để thành ra Đơn Thức
Lạnh lòng em đời Một Nghiệm u buồn
Lũy Thừa lên, tăng Cấp Số tình thương
Anh Bé Nhỏ nhìn em mơ Vô Cực....


(Tình Hằng Số và Đạo Hàm Vô Nghĩa-Thơ H.T.P.)

Mỗi câu thơ đều có một hay hai danh từ Toán học (chữ viết hoa) ghép lại thật tài tình. Theo Toán học, đạo hàm của một hằng số sẽ trở thành số không, do đó nếu tình là hằng số thì đạo hàm của tình yêu sẽ vô nghĩa.

Em độc ác không ưa tìm Giới Hạn
Em ngây ngô nhìn Quỷ Đạo tình yêu
Em vô tâm làm Gián Đoạn anh nhiều
Tình khó giải tim em gần Tiệm Cận....


Người làm loại thơ này xưa nhất có lẽ là Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp, Giáo sư danh dự (emeritus) về Không Gian và là cựu Tư Lệnh Không Quân của VNCH trước năm 1975.

Trong một bài thơ khác , lời thơ nũng nịu nhẹ nhàng như:

Em tôi dệt mộng đẹp ghê thôi
Bài tính Không Gian thẹn lắm rồi
Quỷ Tích đa tình không Giới Điểm
Anh tìm Hạn Định nhé em ơi


Anh viết làm chi con số Thương
Em không ưa, em giận, em hờn
Em đâu muốn bạc như Thừa Số
Em oán anh rồi anh biết không?...


(Hờn-Thơ H.T.P., Thôn Vỹ một chiều)

Bài thơ có hai nghĩa, nghĩa đen là Toán học, nhưng nghĩa bóng lại nói về Tình yêu. Những ai quen với Toán học mới thấy những câu thơ này thật hay và khéo léo trong cách dùng chữ.

Tình yêu của anh là tình yêu học trò với đôi bàn tay trắng, không bao giờ nghĩ chuyện giai cấp trong ái tình mà chỉ có "một túp lều tranh, hai quả tim vàng":

Anh chỉ là trai của học đường,
Lở lầm đành lụy một tình thương.
Ái tình không biết phân giai cấp,
Anh đã yêu em phụ mái trưòng.


Nhưng khi biết ra sự thật thì anh vỡ mộng:

Anh đã yêu em phụ mái trường,
Thả tình xây đắp mộng tơ vương.
Nào hay tình ái yêu danh phận,
Để lạnh thơ anh trắng cả hồn...


Và anh đâm ra nghi ngờ tình yêu với "hai bàn tay trắng":

Hai bàn tay trắng vô tình ái
Ai nói yêu thương của tiếng lòng?


(Yêu Em Với Chiếc Bàn Tay Trắng-Thơ H.T.P., Vỹ Dạ 28-3-59)

Tình yêu học trò bao giờ cũng đẹp và nên thơ :

Anh chỉ là hoa của học trò
Tình đời chưa hẹn, bút còn so
Vườn lòng đương độ hoa tình nở
Ngòi bút thư sinh mến hẹn hò

Em là cô gái của rừng thơ
Có tóc ngang vai, mộng ngóng chờ
Trên làn da trắng hây tình ấy
Sóng mắt đen huyền em thích mơ...

(Ấp Mộng-Thơ H.T.P., Hàn giang 31-3-1959)

Anh dệt mộng "ngày mai" mỗi ngày gặp nhau ở sân trường, mặc dầu không biết ngày mai sẽ ra sao nhưng vẫn chờ trong hy vọng. Anh dùng từ "ấp mộng" thay vì "xây mộng" mà người ta thường nói để diễn tả vì anh rất trân quý và thương yêu cái "tình yêu học đường":

Anh dệt "ngày mai" ở học đường
Em se duyên ấy với tình thương
Sân trường ấp mộng cho đôi lứa
Chờ một ngày mai hoa ngát hương...

Đến năm 1972, thơ tình của anh đã già dặn hơn nhiều, lời thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng không còn cái hăng say tuổi trẻ:

Chủ Nhật buồn vì không có em
Đời không dài sao ngày dài thêm
Mắt môi kia in vào trong mộng
Những ngày thứ hai sao êm đềm

Chủ Nhật dài vì không có em
Mặt trời quên đi sao nắng không lên
Nhớ thương yêu ôm ghì kỷ niệm
Tìm sao nào trong bóng tối đêm đen.


(Chủ Nhật Buồn-Thơ H.T.P., 10 năm quân ngủ 13-8-1972)

Tám câu thơ thật hay, nói lên tâm trạng thiếu vắng người yêu của anh hay có thể của bất cứ một chàng trai nào đó.

Có lẽ những cảnh thịt nát xương tan hay máu chảy khắp nơi, nhất là hình ảnh một em bé gái trần truồng vừa chạy vừa rên la vì bị phỏng nặng do bom napal trên "đại lộ kinh hoàng" ở Quảng Trị trong mùa Hè đỏ lửa năm 1972 đã làm anh rung động đến kinh hoàng nên mới có những lời thơ đầy bi hận:

Hãy yêu thương và không chiến tranh
Đó là khát vọng của đời mình
Bom rung Quảng Trị đau lòng nước
Đạn xé Gio Linh, hận Cổ Thành
Thịt nát xương tan đầy đất lạnh
Da vàng máu chảy ngập trời xanh
Bao giờ thì mới thôi chinh chiến
Nhặt cốt xương khô, hận đất lành.

(Make Love, Not War-Thơ H.T.P., 14-8-1972)

Đây cũng thể hiện bản tính hiền lành của anh, ăn nói nhỏ nhẹ đối với tất cả mọi người. Bạn bè nói gì anh chỉ mĩm cười không bao giờ tranh cãi.

Anh phản đối chiến tranh một cách tiêu cực, anh biết như vậy nhưng anh vẫn làm vì tấm lòng nhân hậu và vì lương tâm của anh:

Họ làm chiến tranh, tôi làm tình
Họ nhìn tuyến xa, tôi nhìn mắt xanh
Tôi, họ, hai người hai ý thức
Họ thành công, còn tôi mong manh

Họ đào hố sâu, tôi đòi ôm nhau
Họ có tầu bay, xe tăng, thiết giáp
Tôi có vòng tay, con tim ấm áp
Họ đã về đây, còn tôi đi đâu
..................................................
Họ đòi giết nhau, tôi đòi ôm nhau
Tôi, họ, hai người hai ý thích
Họ thành công mau, tôi còn lâu...

(Bài Phản Chiến Số 2-Thơ H.T.P.)

Thời truớc năm 1975, rất hiếm thấy quân nhân làm thơ phản chiến. Anh Hồ Tấn Phát, Sĩ quan Hải quân, là người thứ hai mà tôi được biết. Người thứ nhất, Bác sĩ Lê Minh thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, đã tham gia những trận đánh Mùa Hè Đỏ Lửa ở Quảng Trị và viết những vần thơ phản chiến đầy tình người vào năm 1972, tôi có dịp đọc được khi anh sang tị nạn tại Hoa Kỳ. Hai người thuộc hai binh chủng khác nhau nhưng có cùng một tâm tư và sáng tác thơ cùng một thời gian, quả là một sự trùng hợp hiếm có!

Đa số thơ anh làm theo thể thất ngôn hoặc tự do, chỉ có một bài "Thu Ơi Ai Nhuộm Lá Thu Vàng" đăng trong Đặc san Song Ngư 2004 làm theo thể thất ngôn bát cú, không biết anh sáng tác khi nào. Lời thơ rất buồn, hình như anh có một tâm sự khó thổ lộ cho bạn bè hay người thân. Có thể bài thơ ra đời trong thời gian anh bị bệnh nặng chăng?

Thu ơi ai nhuộm lá thu vàng,
Ai lắng hồn nghe tiếng lá than.
Trăng dậy thì lên, tô ánh ngọc,
Mây bàng bạc kéo, phủ bờ Ngân.
Sông dài giải bóng, trăng trào máu,
Bến cũ gieo hồn, khách ngượng chân.
Mây nước hững hờ, thơ lỗi vận,
Ai người khóc giữa lá thu sang?

(Thu Ơi Ai Nhuộm Lá Thu Vàng-Thơ H.T.P.)

Một bài thơ rất hay cả ý lẫn lời, đọc nghe qua tưởng như thơ Hàn Mặc Tử, nói lên tâm sự đau buồn của tác giả. Trăng 13 hay 14 vừa lên đẹp biết bao, thì mây đã bàng bạc kéo che phủ bầu trời, chẳng khác gì niềm vui vừa nhen nhúm thì đã vụt tắt. Hai câu luận và hai câu kết:

Sông dài giải bóng, trăng trào máu,
Bến cũ gieo hồn, khách ngượng chân.
Mây nước hững hờ, thơ lỗi vận,
Ai người khóc giữa lá thu sang?

Diễn tả tình cảm u uẩn của tác giả mà không thốt ra lời vì chẳng có ai để tâm sự, chỉ biết khóc một mình giữa lá thu vàng.

Anh Hồ Tấn Phát tuy là một nhà thơ quân đội, nhưng thơ anh tình cảm rạt rào, đầy tính chất lãng mạn và không gò bó dù được viết dưới dạng thơ nào và trong hoàn cảnh nào. Như trên tôi đã nói, không thể viết về thơ anh một cách đầy đủ vì chỉ còn vỏn vẹn 13 bài được làm trong những năm 1955, 1959 và 1972. Ở đây tôi chỉ giới thiệu một số bài tiêu biểu trong số 13 bài để quý vị thấy tài năng làm thơ của anh. Năm 1955 và 1959, đa số thơ anh nói đến tình yêu học trò lãng mạn vì thời gian đó anh còn là học sinh trung học, nhưng đến năm 1972 anh vừa sáng tác thơ tình cảm và vừa thơ phản chiến. Rất tiếc trong những khoảng thời gian từ 1959-1972 và từ 1972 trở về sau trước khi anh mất năm 1974, không biết anh đã viết những gì? Có thể nói anh là nhà thơ trong khóa Đệ I Song Ngư sáng tác sớm nhất (từ năm 1955), lúc đó tôi đang học lớp Đệ Nhị trường Quốc Học và rất ít để ý đến thơ văn nhất là thơ tình yêu kiểu học trò. Nếu anh còn sống đến ngày hôm nay chắc chắn nhiều người biết đến thơ anh và biết đâu anh cũng đã có một chỗ đứng trên thi đàn Việt Nam.

Tôi viết bài này để tuởng nhớ đến người bạn hiền quá cố, Hải quân Thiếu tá Hồ Tấn Phát vừa là một nhà thơ mà tôi mới biết cách đây hơn 10 năm sau khi anh đã qua đời vì bạo bệnh năm 1974 và để tặng chị Xuân Lan, phu nhân anh Hồ Tấn Phát cùng các cháu hiện đang sống tại Việt Nam.

CHÁNH MINH
5 Feb 2013








minhsn12

Tổng số bài gửi : 3258
Join date : 26/12/2012
Age : 84
Đến từ : USA

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết